-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Tiêm vacxin cho trẻ em: Làm sao để bé vượt qua nỗi sợ kim tiêm?
Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024
Chích ngừa là điều vô cùng quan trọng đối với mọi người, đặc biệt là trẻ em, giúp các bé có thể phòng chống nhiều bệnh nhiễm trùng một cách hiệu quả. Tuy nhiên, khi tiêm vacxin cho trẻ em, phần lớn các bé đều có nỗi sợ kim tiêm. Vậy, cha mẹ nên làm gì để giúp con vượt qua nỗi sợ tiêm chủng?
Những thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây của Trung tâm tiêm phòng Đà Nẵng sẽ giải đáp cho bạn những điều nên và không nên làm để giúp bé không còn sợ tiêm.
1. Bé sợ tiêm, cha mẹ hãy thành thật và giải thích cho bé
Cách này chỉ phù hợp với các bé từ 4 tuổi trở lên. Nếu trẻ sợ tiêm phòng, bạn nên nói thật với các bé rằng mặc dù việc chích ngừa có thể gây đau, nhưng nó chỉ diễn ra trong chưa đầy 1 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng nên giải thích với trẻ về công dụng của vắc xin.
Đối với trẻ nhỏ, hãy cho bé biết rằng những mũi tiêm phòng cho trẻ giúp bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật và giữ cho bé khỏe mạnh.
Đối với những đứa trẻ lớn, cha mẹ có thể nói vắc xin giúp xây dựng khả năng miễn dịch để chống lại các bệnh nhiễm trùng có hại. Nếu trẻ đã từng bị té do chơi đùa, hãy so sánh cơn đau vắc xin với cơn đau do vấp ngã và giải thích rằng chủng ngừa ít đau hơn thế.
Ngoài ra, bạn cũng nên báo trước cho bé sợ tiêm về thời điểm cần phải đi chích ngừa, có thể là trước một vài phút hoặc một vài ngày nếu con bạn có xu hướng thích biết trước mọi điều sớm. Tuy nhiên, đừng nên cho trẻ biết trước quá lâu, vì có thể khiến bé lo lắng cả tuần (hoặc hơn thế) và gây căng thẳng cho đến ngày con đi tiêm chủng.
2. Bé sợ tiêm, cha mẹ nên lắng nghe và thấu hiểu
Nếu trẻ sợ tiêm mà cha mẹ nói rằng “Đừng lo lắng” hay “Tiêm phòng không phải việc gì to tát cả” thì sẽ khiến bé cảm thấy không được thấu hiểu. Điều này khiến sự lo lắng trở nên tồi tệ hơn. Điều bạn nên làm là lắng nghe trẻ nói, đồng cảm với bé. Bạn có thể nói với con rằng “Ba/mẹ biết việc tiêm phòng chả có gì thú vị và đôi khi sẽ gây đau một chút xíu. Vì vậy, hôm nay, ba/mẹ đã chuẩn bị mọi thứ để con cảm thấy thoải mái hơn, hãy yên tâm vì ba/mẹ luôn bên cạnh con”. Hành động này có thể giúp trẻ cảm nhận được rằng bạn đang lắng nghe và luôn ở đó bảo vệ bé. Tuy nhiên, cần hiểu rằng, điều này khác hoàn toàn với việc nuông chiều và cổ xúy cho việc bé quấy khóc để chống đối việc tiêm vắc - xin.
3. Giữ cho bản thân và con trẻ bình tĩnh khi tiêm phòng
Một trong những cách để bé không sợ kim tiêm là cha mẹ cần giữ bình tĩnh cho con và cho chính mình. Việc phụ huynh lo lắng, bồn chồn sẽ càng khiến các bé sợ tiêm hơn. Nếu cha mẹ tỏ ra bồn chồn hoặc không thoải mái, những cảm giác đó có thể truyền sang trẻ. Việc truyền năng lượng và thái độ tích cực cho con là điều mà bạn nên làm nếu muốn bé không sợ hãi khi tiêm chủng cho trẻ em đà nẵng .
4. Bé sợ tiêm, hãy “thực hành” trước bằng trò chơi bác sĩ
Nếu trẻ nhỏ mắc hội chứng sợ kim tiêm, cha mẹ có thể cho bé chơi với bộ dụng cụ y tế đồ chơi ở nhà, giúp trẻ làm quen với các vật dụng mà bác sĩ thường dùng. Cha mẹ và trẻ nhỏ có thể chơi trò chơi nhập vai và thay phiên nhau làm bác sĩ và bệnh nhân. Đây là một cách dẫn dắt tốt để giúp bé cảm thấy tự tin hơn khi tiêm vắc xin. Bạn cũng có thể dùng bút bi bấm làm kim tiêm và mô phỏng toàn bộ quy trình tiêm phòng để bé làm quen trước.
5. Sử dụng đường
Nếu trẻ sợ tiêm, một trong những mẹo hữu hiệu giúp bé vượt qua nỗi sợ kim tiêm là sử dụng đường. Cho bé uống một ít nước đường trước khi tiêm hoặc bôi một ít nước đường vào núm vú giả và cho trẻ ngậm cũng là một cách tốt. Nghiên cứu cho thấy, vị ngọt có thể giải phóng các chất hóa học giảm đau tự nhiên trong não ngay trước khi tiêm. Để pha nước đường, hãy đun sôi nước trong 2 phút, sau đó pha 10ml nước với 1 thìa cà phê đường.
Đối với trẻ còn đang bú mẹ, hãy cho trẻ bú sữa mẹ trước khi tiêm. Vị ngọt trong sữa mẹ có thể giúp ích cho trẻ sợ tiêm.
6. Bé sợ tiêm phải làm sao? Mang theo vật dụng yêu thích của trẻ
Với trẻ sợ tiêm, bạn có thể mang những vật dụng mà bé yêu thích ở nhà đến chỗ tiêm. Đối với trẻ mới biết đi, đó có thể là một con gấu bông để ôm hoặc một cuốn sách ảnh để xem khi đang đi tiêm. Đối với trẻ em trong độ tuổi đi học, đó có thể là điện thoại để chơi trò chơi hoặc xem video.
7. Làm cho bé thoải mái khi tiêm vacxin
Tạo cho bé cảm giác thoải mái cũng là cách để con hết sợ kim tiêm. Đối với trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, bạn có thể ôm bé vào lòng trong quá trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh để bé cảm thấy được an ủi. Sự tiếp xúc, vỗ về của cha mẹ và vị trí an toàn, thoải mái có thể thay đổi cách cơ thể xử lý các tín hiệu đau. Đối với trẻ lớn, bạn cũng có thể làm thế nếu bé thích hoặc đơn giản là nắm tay trẻ để bé an tâm hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể “nhắn nhủ” với bác sĩ tiêm phòng trước rằng trẻ sợ đau, sợ kim tiêm nên hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng với bé.
8. Đánh lạc hướng trẻ sợ tiêm
Trẻ sợ tiêm, vậy cần làm sao để hết sợ kim tiêm? Hãy thu hút sự chú ý của trẻ và làm cho bé mất tập trung. Việc cho trẻ xem hoạt hình, chơi trò chơi trên điện thoại thông minh có thể giúp bé thoát khỏi cảm giác lo lắng và đau đớn. Đối với trẻ vừa bắt đầu học đếm, bạn cũng có thể đánh lạc hướng bé bằng cách đếm, chơi trò chơi hoặc hát… Một vài ý tưởng khác bao gồm kể chuyện, đọc sách, hát một bài hát và xem video hài hước, bạn có thể lựa chọn những điều trẻ thích. Ngoài ra, bác sĩ tiêm phòng cũng có thể đánh lạc hướng trẻ bằng các phương pháp riêng, như vừa trò chuyện, chơi đùa với trẻ vừa tiêm vắc xin mà trẻ không hề hay biết.
9. Hướng dẫn trẻ hít thở sâu
Nếu con bạn sợ tiêm, hãy tập cho trẻ hít vào thật sâu bằng mũi và thở ra bằng miệng từ từ, nhẹ nhàng. Việc hít thở sâu 3-5 lần có thể giúp bé thư giãn hơn, giúp làm chậm nhịp thở của bé và làm cho bé mất tập trung vào việc tiêm chủng.
10. Bé sợ tiêm nên làm gì? Khen trẻ và chuẩn bị sẵn phần thưởng
Sau khi bé chủng ngừa xong, bạn hãy dành cho trẻ sợ tiêm những lời khen ngợi. Đồng thời, bạn cũng có thể tặng bé một món quà mà trẻ thích như một cuốn truyện tranh hoặc dẫn trẻ đi ăn món bé thích để ăn mừng. Hãy giúp con bạn tạo ra một ký ức tích cực liên quan đến việc chủng ngừa và cho trẻ biết rằng bạn cảm thấy t��� hào vì trẻ đã làm được một điều thực sự tốt cho cộng đồng bằng cách giữ an toàn cho bản thân và giúp người khác được an toàn.