icon icon icon-mes

Giờ làm việc: Từ 7h30 đến 17h00 (Cả thứ 7 và Chủ Nhật)

1900545405

VIÊM MŨI DỊ ỨNG CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NÀO?

Đăng bởi Admin vào lúc 12/09/2024

Viêm mũi dị ứng là tình trạng viêm bên trong mũi do tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như mạt bụi, nấm mốc, phấn hoa,...

Trong phần lớn trường hợp, điều trị bệnh thực chất là giải quyết các triệu chứng như hắt hơi, ho, chảy nước mũi,... Nếu bạn bị viêm mũi dị ứng nhẹ, bạn thường có thể tự điều trị các triệu chứng.

Thay đổi thói quen sinh hoạt có thể khắc phục viêm mũi dị ứng

Các biện pháp khắc phục viêm mũi dị ứng sẽ phụ thuộc vào tác nhân. Bạn có thể tránh chạm vào mặt và dụi mắt hoặc mũi.

Nếu bạn bị dị ứng theo mùa với các tác nhân bên ngoài như phấn hoa, bạn có thể thử sử dụng máy điều hòa nhiệt độ thay vì mở cửa sổ đón gió. Ngoài ra, bạn nên đội mũ và đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi phấn hoa khi ra ngoài. Sau khi trở về nhà, hãy thay quần áo và tắm rửa ngay.

Nếu bạn bị dị ứng với các tác nhân trong nhà như mạt bụi, hãy thử kiểm soát các triệu chứng bằng việc:

  • Giặt ga trải giường và chăn bằng nước ấm
  • Sử dụng máy hút ẩm hoặc bộ lọc không khí dạng hạt (HEPA)
  • Thêm bộ lọc HEPA vào máy hút bụi và vệ sinh không không gian sống hàng tuần
  • Hạn chế sử dụng thảm, miếng đệm hay bất cứ vật dụng mà mạt bụt có thể dễ dàng bám vào

Nếu bạn dị ứng với động vật như chó, mèo,... những vẫn muốn có thú nuôi trong nhà:

  • Hạn chế phạm vi thú nuôi có thể xuất hiện trong nhà như phòng ngủ.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi chơi với vật nuôi.
  • Tắm rửa cho vật nuôi thường xuyên.

Vệ sinh mũi thường xuyên

Người mắc viêm mũi dị ứng có thể vệ sinh mũi, hay còn gọi là rửa mũi, bằng dung dịch nước muối để làm sạch các chất kích ứng đang tồn tại trong đường thở.

Bạn có thể mua các dung dịch vệ sinh mũi và nước muối sinh lý tại các nhà thuốc hoặc đặt mua thuốc và các dụng cụ y tế qua các nhà thuốc online uy tín.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NÀO? - Ảnh 1

Việc rửa mũi có thể được thực hiện thường xuyên nếu cần. Trong khi bạn rửa mũi, một lượng dung dịch có thể đi vào cổ họng qua đường mũi sau. Dung dịch này vô hại nếu nuốt phải, nhưng bạn hãy cố gắng khạc ra nhiều nhất có thế nhé.

Sử dụng thuốc kháng histamine

Đây là loại thuốc làm giảm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng cách ngăn chặn hoạt động của một chất hóa học gọi là histamine, mà cơ thể tiết ra khi cho rằng chất gây dị ứng đang tấn công hệ miễn dịch. Chất này là nguyên nhân chính gây ra các triệu chứng điển hình của hắt hơi và nghẹt/chảy nước mũi.

Thuốc kháng histamine dạng viên là loại thuốc không kê đơn (OTC) và dễ dàng tìm mua tại các nhà thuốc. Tuy nhiên, dạng thuốc xịt mũi lại chỉ được bán khi có đơn thuốc của bác sĩ.

Thuốc đôi khi sẽ gây tác dụng phụ là khiến người dùng buồn ngủ. Nếu bạn sử dụng lần đầu tiên, hãy theo dõi các phản ứng thuốc để tránh ảnh hưởng công việc cũng như các hoạt động điều khiển phương tiện giao thông.

Đặc biệt, thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ nếu bạn uống rượu trong khi dùng.

Nếu bạn muốn đổi sang sử dụng một loại thuốc mới, hãy trao đổi với bác sĩ để đảm bảo rằng loại thuốc mới mới sẽ không ảnh hưởng đến các thuốc điều trị hoặc tình trạng sức khỏe khác.

Thuốc thông mũi

Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi trong thời gian ngắn, thường không quá ba ngày, để giảm nghẹt mũi và áp lực xoang. Sử dụng thuốc trong thời gian dài hơn có thể gây ra hiệu ứng rebound; nghĩa là một khi ngừng thuốc, các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn. Thuốc thông mũi OTC phổ biến bao gồm:

  • Oxymetazoline
  • Pseudoephedrine
  • Phenylephrine
  • Cetirizine và pseudoephedrine

Nếu bạn có vấn đề về tim mạch, huyết áp cao, tiền sử đột quỵ, lo âu, rối loạn giấc ngủ, hoặc các vấn đề về bàng quang, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc thông mũi.

Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi

Thuốc nhỏ mắt và thuốc xịt mũi có thể giúp giảm ngứa và các triệu chứng liên quan đến dị ứng ở mắt và mũi trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại thuốc, bạn có thể cần tránh sử dụng lâu dài để không bị phản ứng rebound tương tự thuốc thông mũi.

VIÊM MŨI DỊ ỨNG CÓ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC NÀO? - Ảnh 2

Ảnh bởi Obradovic từ Getty Images

Corticosteroid

Nếu các triệu chứng diễn ra thường xuyên hoặc dai dẳng và bạn bị tắc nghẽn mũi hoặc polyp mũi, bác sĩ có thể đề xuất bạn sử dụng một loại thuốc có chứa corticosteroid dạng xịt mũi, hít hoặc viên.

Corticosteroid là chất giúp giảm viêm và sưng tấy. Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid thường được dùng lâu dài để kiểm soát các triệu chứng dị ứng mà không gây hiệu ứng rebound.

Thuốc chứa corticosteroid mất nhiều thời gian để phát huy tác dụng hơn thuốc kháng histamine nhưng tác dụng của chúng lại kéo dài hơn. Các tác dụng phụ của thuốc dạng hít rất hiếm, nhưng có thể bao gồm khô mũi, kích ứng và chảy máu cam.

Điều trị bổ sung

Nếu viêm mũi dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã thực hiện phương pháp điều trị, bác sĩ có thể sẽ đề nghị tăng liều lượng thuốc đang sử dụng hoặc kết hợp nhiều loại thuốc để cải thiện kết quả điều trị.

Liệu pháp miễn dịch

Liệu pháp miễn dịch, còn được gọi là giảm mẫn cảm hoặc giải mẫn cảm, là một loại điều trị đưa dần dần chất gây dị ứng vào cơ thể để hệ miễn dịch làm quen và giảm độ nhạy cảm với các chất này. Khi tiến hành liệu pháp, bác sĩ sẽ lên một phác độ điều trị dài hạn kéo dài nhiều năm và đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ chuyên môn cao vì có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Liệu pháp có 2 dạng thực hiện:

  • Tiêm dưới da ở cánh tay hàng tuần với liều lượng tăng nhẹ mỗi lần.
  • Sử dụng các viên nén có chứa chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa và đặt dưới lưỡi của người mắc viêm mũi dị ứng.

Khi đạt đến liều có hiệu quả trong việc giảm phản ứng dị ứng, bạn sẽ cần tiếp tục tiêm hoặc sử dụng thuốc viên trong khoảng 3 năm.

Tổng kết

Viêm mũi dị ứng không có phương pháp đặc trị. Tuy nhiên, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng đôi khi cải thiện theo thời gian, nhưng quá trình này có thể mất nhiều năm và không chắc tình trạng bệnh sẽ hết hoàn toàn.

Bạn sẽ cần đến gặp bác sĩ khi các triệu chứng có chuyển biến nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, hoặc nếu các biện pháp tự khắc phục hiện tại không còn hiệu quả.